Giới thiệu tất tần tật về Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc

Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ lớn của một số nước Châu Á thường diễn ra vào tháng giêng sau dịp Tết Nguyên Đán lưu truyền tới đời nay. Nhưng không phải ai cũng biết rõ nguồn gốc và ý nghĩa của lễ hội này. Ngay trong bài viết này Tiếng Trung Hanzi sẽ giúp cho bạn hiểu hơn về “Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc”. Hãy cùng Tiếng Trung Hanzi tìm hiểu về ngày tết này có gì đặc sắc nhé! Và hãy nhanh tay bấm tham gia ngay khóa học tiếng Trung giao tiếp để giúp nâng cao trình độ tiếng Trung của bạn lên một tầm cao mới.

Giới thiệu Tết Nguyên Tiêu tiếng Trung

tết nguyên tiêu trung quốc
tết nguyên tiêu trung quốc

Tết Nguyên Tiêu là ngày gì? Tết Nguyên Tiêu tiếng Trung là 元宵节    / Yuánxiāo jié / mọi người hay gọi là rằm tháng giêng. Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc ngày lễ được diễn ra vào đêm rằm đầu tiên của năm mới còn là một ngày lễ cổ truyền tại Trung Quốc, ở Việt Nam được gọi là lễ Thượng Nguyên (lấy theo tục xưa của Đạo giáo: Rằm tháng Giêng gọi là “ thượng nguyên ” 上元  / Shàng yuán /, rằm tháng bảy gọi là “ trung nguyên ” 中元  / Zhōng yuán /, rằm tháng mười gọi là “ hạ nguyên ” 下元  / Xià yuán /, hợp xưng “ tam nguyên ”).

Lễ hội trăng rằm có thời gian bắt đầu diễn ra từ giữa đêm 14 (đêm trước rằm) đến hết đêm 15 âm lịch (đêm trăng rằm) của tháng giêng âm lịch.

Hiện nay, Tết Nguyên Tiêu có rất nhiều tên gọi khác nhau được như hội hoa đăng, lễ hội đèn hoa.

Có một số người quan niệm Tết Nguyên Tiêu đánh dấu cột mốc kết thúc Tết Nguyên Đán. Tất cả mọi người sẽ ra ngoài ngắm trăng, tùy thuộc vào nơi mọi người sinh sống người dân sẽ thả đèn hoa đăng hoặc trình diễn múa lân hay thắp đèn lồng,… dùng bữa và tận hưởng thời gian còn sót lại bên gia đình và bạn bè tại nhà.

Sau khi Tết Nguyên Tiêu, những điều kiêng kỵ trong năm mới không còn hiệu lực và tất cả các đồ trang trí trong ngày Tết đều được gỡ bỏ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc

Nguồn gốc:

tết nguyên tiêu trung quốc
tết nguyên tiêu trung quốc

Sau đây, Tiếng Trung Hanzi sẽ kể cho bạn nghe về sự bắt nguồn của Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc

Từ ngày xưa, có một con thiên nga từ trên thiên đình bay xuống hạ giới, nhưng không may bị một người thợ săn bắn chết. Ngọc Hoàng biết được vì quá tức giận, để trả thù cho con thiên nga, Ngọc Hoàng đã sai đội quân Thiên đình đúng ngày 15 tháng 1 âm lịch xuống hỏa thiêu toàn bộ con người và động vật dưới trần gian. Rất may là trên thiên đình vẫn có những vị thần trên Thiên đình không đồng tình với cách chừng trị của Ngọc Hoàng, họ đã xuống hạ giới để hiến kế cho chúng sinh. Thế là vào ngày đó, nhà nhà treo đèn lồng và bắn pháo hoa để trên Thiên đình tưởng rằng nhà cửa của họ đã bị phóng hoả cháy rụi. Nhờ đó mà loài người mới thoát cảnh diệt vong”.

Một câu chuyện khác về nguồn gốc của Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc còn gọi là lễ hội Đèn lồng nói rằng ngày lễ này được tạo ra vào thời Hoàng đế nhà Minh của nhà Hán (58 – 75 CN). Vào thời điểm đó Phật giáo đã trở nên phổ biến ở Trung Quốc. Hoàng đế nhà Minh là một người tôn sùng Phật giáo. Sau khi biết rằng các nhà sư Phật giáo có phong tục thắp đèn lồng vào ngày rằm tháng Giêng. Ông đã ra lệnh rằng các cung điện hoàng gia và các hộ gia đình cá nhân cũng nên làm như vậy. Tục lệ này trường tồn như Lễ hội hoa đăng ngày nay.

Xem thêm:   Bộ phận cơ thể người tiếng Trung | Từ vựng cơ bản

Ý nghĩa:

Tết Nguyên Tiêu mang ý nghĩa của sự đoàn viên, đoàn tụ. Tết Nguyên Tiêu là dịp để các thành viên trong gia đình ngồi lại ăn cơm và trò chuyện với nhau.

Ở Việt Nam vào ngày lễ này, đây là dịp để người dân các nơi đều kéo về viếng chùa lễ Phật cầu mong cho gia đạo một năm mới bình an có nhiều tài lộc.

Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc ăn gì?

Ngày Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc ăn gì? Dưới đây là một số món ăn phổ biến trong ngày tết nguyên tiêu mà Tiếng Trung Hanzi muốn giới thiệu cho bạn biết bạn có thể tham khảo.

Vào ngày lễ này mỗi gia đình thường các thành viên trong gia đình quây quần bên mâm cơm sum họp và ăn những món ăn đặc biệt có trong ngày Tết này. Họ chuẩn bị lễ cúng để dâng lên cho các vị thần tiên bày tỏ lòng thành kính cũng như cầu may mắn cho năm mới.

Ăn bánh trôi nước

tết nguyên tiêu trung quốc
tết nguyên tiêu trung quốc

Bánh trôi nước 汤圆  / tāngyuán / gần âm với 团圆  / tuányuán / là đoàn viên, với ý nghĩa sự đoàn viên, sung túc, tròn đầy.

Một hoạt động phổ biến khác của Lễ hội Đèn lồng là ăn bánh trôi (汤圆  / tāngyuán /). Những viên bột gạo nếp này thường chứa nhân ngọt làm từ các nguyên liệu như bột mè đen. Mặc dù hầu hết các món đều ngọt, nhưng món bánh trôi mặn vẫn tồn tại. Món ăn được hấp hoặc luộc hoặc có thể được chiên.

Cách phát âm của từ tāngyuán tương tự như 团圆  / tuányuán /, có nghĩa là “đoàn tụ”. Điều này cùng với thực tế là tāngyuán có hình tròn và được phục vụ trong những chiếc bát tròn. Biểu tượng của sự sum vầy trong gia đình.

Có một số biến thể theo vùng của món tráng miệng truyền thống này. Ở miền nam Trung Quốc, nó được gọi là tāngyuán, nhưng ở miền bắc Trung Quốc, nó được gọi là 元宵  / yuánxiāo /. Mặc dù có một số khác biệt nhỏ trong cách chuẩn bị và cả hai đều khá giống nhau.

Rau xà lách

Rau xà lách 生菜  / Shēngcài /. Gần âm với 生财  / Shēngcái / là sinh tài, cầu mong năm mới nhiều tài lộc.

Há cảo

Miền bắc có tập tục ăn Há cảo 饺子 / Jiǎozi / vào Tết Nguyên Tiêu, người Hà Nam có truyền thống “15 dẹt, 16 tròn”, nên Tết Nguyên Tiêu sẽ ăn Há cảo.

Bánh táo đỏ

Ăn bánh táo đỏ 棗https://khoahoctiengtrung.com/wpcontent/uploads/2022/02/棗糕.mp3 / Zǎo gāo / với mong muốn như ý cát tường.

Màn thầu, bánh yến mạch

Tập tục này của Chiết Giang là do nguyên liệu làm Màn thầu có bột nở, bánh yến mạch là hình tròn, nên hai loại bánh này mang ý nghĩa “con cháu đầy đàn đại đoàn viên”.

Ăn Mì

Vùng Giang Bắc có câu “Thắp đèn Nguyên Tiêu, ăn mì, ăn xong cầu mong cả năm sáng lạng”「上燈元宵,落燈面,吃了以後望明年/ Shàng dēng yuánxiāo, luò dēng miàn, chīle yǐhòu wàng míngnián /. Nghe thì có vẻ tối 15 ăn mì không liên quan gì đến Tết Nguyên Tiêu, nhưng cũng có ước nguyện cầu mong an lành.

Hoạt động trong ngày tết Nguyên Tiêu Trung Quốc

Tuy nhiên tất cả những điều kể trên chỉ là truyền thuyết mà đã là truyền thuyết thì không ai có thể chứng minh được có thật hay không? Nhưng phong tục treo đèn lồng và ăn bánh trôi nước thì không phải là truyền thuyết nữa. Nó đã trở thành một nét đặc trưng văn hoá truyền thống từ xưa đến nay của người dân Trung Quốc vào ngày này. Tết nguyên tiêu của Trung Quốc tất nhiên không thể thiếu những hoạt động truyền thống tiêu biểu. Hãy cùng Tiếng Trung Hanzi tìm hiểu sơ lược về nhưng phong tục trong ngày Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc bạn nhé !

Xem thêm:   Thả diều tiếng Trung là gì? Trò chơi dân gian | Giải trí 2022

Treo đèn lồng

tết nguyên tiêu trung quốc
tết nguyên tiêu trung quốc

Phong tục treo đèn lồng vào ngày Tết Nguyên Tiêu đã có từ rất lâu. Thời Tùy Dạng Đế, rằm tháng Giêng hàng năm đều tổ chức dạ hội hoành tráng để tiếp đón sứ thần và du khách các nước. Thời Đường Huyền Tông lễ hội đèn lồng là có quy mô lớn nhất, từng thắp tới 5 vạn lồng đèn, hoàng đế còn lệnh cho làm “đăng lâu” vô cùng tráng lệ. Thời Đường thực hành lệnh cấm đêm, duy có nguyên tiêu là bỏ lệnh cấm, tổ chức treo đèn, biểu diễn tạp kĩ, ca hát. Thời Chu Nguyên Chương còn quy định tại kinh thành treo đèn từ mùng 8 đến 17.

Đèn lồng treo ngoài phố còn có kèm theo thơ từ, câu đố 灯谜Dēnglóng /, mọi người đi qua có thể đoán câu đố, ai đoán đúng thì lấy đèn xuống. Đây là một loại hình sinh hoạt văn hóa dân gian giàu tính trí tuệ, mọi người đều tham gia với hi vọng một năm mới sẽ gặp được gặp nhiều may mắn. Bên cạnh đó, Người Trung Quốc còn ghi những câu ước nguyện của mình vào đèn lồng và thả bay lên bầu trời mang theo rất nhiều điều ước khác nhau. Vì vậy, vào ngày này đường phố, công viên đều có treo đèn lồng rực rỡ, các hoạt động văn hóa diễn ra vô cùng náo nhiệt.

Thưởng thức lễ hội đèn lồng

Tên gọi đã nói lên nội dung, phần quan trọng nhất của Lễ hội đèn lồng xoay quanh việc xem màn trình diễn đèn lồng Trung Quốc 灯笼  / Dēnglóng /.

Nhiều người nghĩ về đèn lồng Trung Quốc, họ sẽ tưởng tượng ra những chiếc đèn lồng tròn, màu đỏ có kích thước bằng quả bóng rổ mà họ có thể đã thấy treo bên ngoài các nhà hàng Trung Quốc. Mặc dù loại đèn lồng này có mặt khắp nơi vào dịp Tết Nguyên Đán, nhưng những chiếc đèn lồng tham gia vào các buổi trưng bày Lễ hội Đèn lồng lại khá khác biệt. Đó là những đèn lồng truyền thống rất lớn và sặc sỡ, thường có hình dạng giống như kiến trúc cổ đại Trung Hoa hay có hình cầu. Khung đèn thường được làm từ tre, bên ngoài được phủ bởi giấy màu hoặc lụa.

Kích thước của những chiếc đèn lồng này thường rất lớn, với một số chiếc lớn hơn cao hơn 65 feet (20 mét) và dài 330 (100 mét).

Những chiếc đèn lồng khổng lồ này được tạo ra rất nhiều hình dáng. Từ các động vật thực đến hình rồng cùng với hoa, cây và cung điện khổng lồ.

Giải đáp câu đố về đèn lồng

Đoán câu đố về đèn lồng (猜灯谜  / cāidēngmí /) là một hoạt động có từ thời nhà Tống. Khi các học giả viết câu đố trên giấy nhỏ và treo chúng lên đèn lồng để những người tham dự lễ hội đoán.

Hầu hết những câu đố về đèn lồng này chỉ đơn giản là được tạo ra như một hình thức giải trí. Câu đố về đèn lồng dựa trên các hình thức chơi chữ phức tạp. Trong suốt lễ hội, mọi người có thể đoán câu trả lời từ một nhân vật, bài thơ, hoặc một cụm từ.

Xem thêm:   520 là gì? Giải nghĩa con số 520 trong tình yêu

Hầu hết các câu đố đều bao gồm chính câu đố và một gợi ý cho người đoán biết câu trả lời ở dạng nào. Ví dụ: đôi khi gợi ý có thể chỉ ra rằng câu trả lời là một thành ngữ Trung Quốc (成语  / chéngyǔ / ). Hay tên của một quốc gia hoặc nó chỉ nên bao gồm một ký tự Trung Quốc… Để tìm ra một câu đố về đèn lồng, bạn phải suy ngẫm ý nghĩa sâu sắc của từng chữ hoặc của từ ẩn dụ.

Múa lân sư rồng

Múa lân sư tử hoạt động múa truyền thống khác của văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Múa sư tử (舞狮  / wǔshī / ) là một loại hình múa dân gian thường được biểu diễn bởi hai vũ công mặc một bộ đồ sư tử. Một người biểu diễn điều khiển phần đầu và phần trước của cơ thể sư tử, người kia điều khiển phần sau. Trong điệu múa này, hai người diễn bắt chước chuyển động của một con sư tử trong bộ trang phục sư tử cầu kì. Họ thường biểu diễn kĩ thuật như leo dây hoặc nhào lộn khác nhau theo nhịp trống, chiêng.

Trong văn hóa truyền thống của Trung Quốc, sư tử là con vật mạnh mẽ, tốt lành. Múa sư tử được cho là sẽ mang lại may mắn và an khang thịnh vượng.

Các điệu múa rồng (舞龙  / wǔlóng /) thường được thực hiện bởi một đội lớn các vũ công. Thay vì mặc trang phục rồng, những người biểu diễn này chế tác một mô hình rồng dài, linh hoạt uyển chuyển bằng cách điều khiển các cọc gắn trên cơ thể của nó.

Rồng Trung Quốc được cho là những sinh vật không những mạnh mẽ mà còn nhân từ. Cũng giống như múa lân, múa rồng được cho là mang lại may mắn cho con người nơi chúng biểu diễn.

Một số từ vựng tiếng Trung về Tết Nguyên Tiêu

Tiếp theo Tiếng Trung Hanzi muốn giới thiệu cho bạn một số từ vựng mà bạn cần biết.

Tiếng Trung Pīnyīn Tiếng Việt
烟火  Yānhuǒ Bắn pháo hoa
汤圆  Tāngyuán Bánh trôi tàu
元宵  Yuánxiāo Bánh trôi tàu (người miền bắc dùng)
灯谜  Dēngmí Câu đố đèn lồng
灯笼  Dēnglóng Đèn lồng
猜灯谜  Cāidēngmí Đoán câu đố về đèn lồng
团圆  Tuányuán Đoàn tụ
元宵节  Yuánxiāojié Lễ hội đèn lồng
元宵节快乐!  Yuánxiāojié kuàilè! Lễ hội đèn lồng vui vẻ!
猜灯虎  Cāidēnghǔ Một cách khác để nói “đoán câu đố về đèn lồng”
打灯虎  Dǎdēnghǔ Một cách khác để nói “đoán câu đố về đèn lồng”
舞龙  Wǔlóng Múa rồng
舞狮  Wǔshī Múa sư tử
节日  Jiérì Ngày lễ; ngày hội
灯虎  Dēnghǔ Nghĩa đen là “con hổ lồng đèn;” tên khác của câu đố về đèn lồng
烟花  Yānhuā Pháo hoa
鞭炮  Biānpào Pháo nổ

 

Qua bài viết này Tiếng Trung Hanzi đã “ Giới thiệu tất tần tật về Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc” Hy vọng bài viết này không những sẽ có thể giúp cho bạn đặc biệt là người mới bắt đầu và đang tìm hiểu về nền văn hóa Trung Hoa và về “ Tết Nguyên Tiêu Trung Quốc” bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa và văn hóa Trung Quốc ngoài ra còn có những phong tục rất đặc biệt. Cảm ơn bạn đã dành thời gian để tham khảo tài liệu, chúc bạn một ngày tốt lành.