Nếu bạn biết cách phân biệt ci và bian trong tiếng Trung sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong việc sử dụng ngữ pháp chính xác hơn. 次 và 遍 vẫn thường được nhắc tới là lượng từ và cùng mang ý nghĩa lần, lượt, thứ. Đồng thời, góp phần tạo thành bổ ngữ động lượng trong tiếng Trung. Các bạn hãy cùng Tiếng Trung Hanzi tìm hiểu về cách phân biệt ci và bian trong tiếng Trung nhé!

Trong tiếng Trung 次 / cì / và 遍 / biàn / đều tạo thành bổ ngữ động lượng
Trong tiếng Trung ci và bian có mối liên hệ như thế nào với nhau mà chúng ta lại phải tìm hiểu về cách phân biệt ci và bian nhỉ? Để phân biệt ci và bian trong tiếng Trung các bạn cần phải hiểu khái niệm của bổ ngữ động lượng. Trong ngữ pháp tiếng Trung, bổ ngữ động lượng (动量补语) hiển thị số lần phát sinh hay tiến hành, diễn ra một động tác. Bổ ngữ động lượng gồm có từ động lượng và số từ như 次,遍,声,趟,下 tạo thành. Trợ từ động thái 了,和,过 phải được đặt trước bổ ngữ động lượng và sau động từ.
Nếu là địa danh hay tên người thì có thể đặt trước và sau. Khi tân ngữ là một danh từ chỉ vật sẽ được đặt sau bổ ngữ động lượng, còn nếu là đại từ nhân xưng sẽ được đặt trước bổ ngữ động lượng. Đọc đến đây chắc hẳn các bạn đã hiểu đôi chút về cách phân biệt ci và bian trong tiếng Trung rồi nhỉ!
Trong tiếng Trung cấu trúc ngữ pháp của 次 / cì / và 遍 / biàn / giống nhau

Nếu tân ngữ là danh từ chỉ vật
Có công thức sau:
Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ nếu có + số từ + 次/遍 + tân ngữ không chỉ người
动词 + 动量补语 + 名词 :Động từ + bổ ngữ động lượng + danh từ
Ví dụ:
来北京后我看过两次京剧。
/ Lái běijīng hòu wǒ kànguò liǎng cì jīngjù. /
Sau khi đến Bắc Kinh tôi xem kinh kịch được hai lần.
Nếu tân ngữ là đại từ nhân xưng
Cấu trúc như sau: 动词 + 代词 + 动量补语 :这种语法形式跟时量补语完全相同 , 代词紧跟在动词后然后才是动量补语 。
Động từ + đại từ + bổ ngữ động lượng ( cấu trúc ngữ pháp này giống bổ ngữ thời lượng, đại từ đứng sau động từ rồi mới là bổ ngữ động lượng.)
Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ nếu có + đại từ nhân xưng + số từ + 次/遍
Ví dụ:
他来找过你一次 。
/ Tā lái zhǎoguò nǐ yīcì. /
Anh ta đến tìm bạn một lần.
咱们再去叫他一次 。
/ Zánmen zài qù jiào tā yīcì. /
Chúng ta đi kêu anh ta thêm lần nữa đi.
Nếu tân ngữ là danh từ chỉ người, tên riêng và địa danh
Công thức: 动词 + 名词 + 动量补语 : 这种形式在口语中也时常出现 。
Động từ + danh từ + bổ ngữ động lượng ( cấu trúc này hay xuất hiện trong khẩu ngữ.)
Chủ ngữ + động từ + tân ngữ tên riêng, chỉ địa danh, chỉ người + bổ ngữ nếu có + số từ + 次/遍
动词 + 动量补语 + 名词 : động từ + bổ ngữ động lượng + danh từ
Chủ ngữ + động từ + bổ ngữ nếu có + số từ + 次/遍 + tân ngữ chỉ người, chỉ địa danh, tên riêng
Ví dụ:
我只去过长城一回。
/ Wǒ zhǐ qùguò chángchéng yī huí. /
Tôi chỉ đi qua Trường Thành một lần.
上星期我们去了三次书店。
/ Shàng xīngqí wǒmen qùle sāncì shūdiàn. /
Tuần trước tôi đã đi nhà sách ba lần rồi.
我找他几次了。
/ Wǒ zhǎo tā jǐ cìle /
Tôi tìm anh ấy mấy lần rồi.

Động lượng từ tạm thời làm bổ ngữ động lượng
临时动量词作动量补语 :在汉语实际应用中还有一些词临 时 被借用做动量词如:“ 口,声,脚,巴掌,眼 ” 在句子中做动量补语 。
Trong tiếng Hoa có một số từ được tạm thời mượn để làm động lượng từ như: “ 口 ,声 ,脚 ,巴掌 ,眼 ” trong câu làm bổ ngữ động lượng.
Ví dụ:
妈妈狠狠地打了他一巴掌 。
/ Māmā hěn hěn de dǎle tā yī bāzhang. /
Mẹ anh ta đánh anh ta một cách tàn bạo.
你又瞪了我一眼 。
/ Nǐ yòu dèngle wǒ yīyǎn. /
Bạn lại trợn mắt nhìn tôi nữa.
明天早晨你叫我一声 。
/ Míngtiān zǎochén nǐ jiào wǒ yīshēng. /
Sáng sớm ngày mai anh nhớ kêu tôi dậy nhé.
” 一下儿 ” cũng được làm bổ ngữ động lượng, không những có thể chỉ số lần của động tác mà còn có thể chỉ động tác diễn ra trong khoảng thời gian ngắn. Đồng thời mang ý nghĩa tuỳ tiện và nhẹ nhàng.
Ví dụ:
你帮我拿一下儿。
/ Nǐ bāng wǒ ná yīxià er. /
Anh giúp tôi xách cái này một tí.
给你们介绍一下儿。
/ Gěi nǐmen jièshào yīxià er /
Xin giới thiệu với các bạn.
Phân biệt 次 / ci / và 遍 / bian / trong tiếng Trung

Để phân biệt ci và bian trong tiếng Trung, các bạn cần hiểu ci và bian là như thế nào?
次 / cì /: Là chỉ số lần, quá trình có làm hết từ đầu đến cuối hay không thì không quan trọng.
遍 / biàn /: Là chỉ số lần, quá trình làm từ đầu đến cuối cần được nhấn mạnh.
我看了两遍这本书 / Wǒ kànle liǎng biàn zhè běn shū /
我看了两次这本书 / Wǒ kànle liǎngcì zhè běn shū /
Hai câu trên đều có ý nghĩa là tôi đã xem cuốn sách này 2 lần rồi.
Nhưng ở câu 1, dùng 遍 muốn nói là tôi đã xem cuốn sách này 2 lần và cả 2 lần đều đọc từ đầu đến cuối cuốn sách và đọc chi tiết.
Còn ở câu 2, muốn nói là tôi đã xem cuốn sách này 2 lần nhưng chưa chắc đã xem hết, có thể chỉ đọc lướt qua.
Qua bài viết trên chúng ta đã biết được cấu trúc sử dụng cũng như cách phân biệt ci và bian trong tiếng Trung rồi. Hy vọng qua bài viết này có thể cung cấp cho bạn hay người mới bắt đầu tìm hiểu về tiếng Trung sẽ có được một tài liệu hữu ích. Cảm ơn bạn đã dành chút ít thời gian để xem tài liệu, Tiếng Trung Hanzi chúc bạn học thật tốt hơn nhé! Hãy liên hệ cho Tiếng Trung Hanzi ngay để đăng kí ngay khoá học tiếng Trung tphcm từ giao tiếp cơ bản đến nâng cao bạn nhé!